[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Tẩy trắng răng chính là quá trình làm màu răng của bạn trắng hơn nhiều tông so với màu răng hiện có bằng các hóa chất, kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng Oxy hóa, cắt đứt các chuỗi Protein màu trong răng, làm cho răng trắng sáng hơn
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp đi tẩy trắng răng nhưng không trắng, thậm chí còn ngả màu nhiều hơn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
VÌ SAO ĐÃ TẨY TRẮNG RĂNG NHƯNG KHÔNG TRẮNG?
Tẩy trắng răng nhưng không trắng có thể là do cơ địa, cấu trúc răng của mỗi người, hoặc do một vài nguyên nhân khác khiến răng không phải ứng với thuốc tẩy màu răng.
Một vài nguyên nhân khiến răng bạn dù có tẩy trắng răng nhưng không trắng:
+ Màu răng là màu của ngà, trong gia đình màu răng có tính di truyền và bẩm sinh, cha hay mẹ, anh và em sẽ có ngà răng giống nhau. Do đó tẩy trắng răng chỉ là tạm thời, màu răng sẽ trở lại như cũ sau một thời gian (1 – 2 năm) và tùy ở từng cá nhân. Răng sậm màu do di truyền thì sẽ không phản ứng với các phương pháp tẩy trắng răng.
+ Tẩy trắng răng chỉ có kết quả rất hạn chế vì chỉ có người răng đã trắng sẵn, bây giờ muốn trắng hơn nữa thì cũng khó đáp ứng được, còn người răng quá vàng và nhiễm sắc do Tetracycline có màu nâu sậm thì tẩy răng không có kết quả.
+ Men răng sau khi tẩy hơi bị nhám và bớt độ bóng, hơi đục, phải một vài tuần sau mới hết, nhưng trong thời gian này bệnh nhân lại hút thuốc hoặc ăn uống các thực phẩm, thức uống đậm màu như cà phê, trà hay socola… khiến màu răng không trắng lên được.
+ Bệnh nhân có răng muốn tẩy trắng phải là người có ít răng sâu, không có răng giả nhiều, răng không có miếng trám to. Vì răng thật và răng còn sống mới tẩy trắng được, răng giả và răng có miếng trám không tẩy trắng được.
+ Người lớn tuổi thường có ngà răng sậm màu hơn, nên tẩy trắng răng chỉ thích hợp với những người trẻ, những bệnh nhân lớn tuổi có ngà răng vàng sậm rất khó làm trắng, vì men và ngà răng lúc đó đã lão hóa và cứng chắc hơn khiến cho thuốc tẩy khó có tác dụng.
+ Kết quả tẩy trắng răng chỉ thấy rõ trên bệnh nhân đã có răng tương đối trắng thì sau khi tẩy mới trắng được, những người có răng vàng sậm và có men răng cứng chắc rất khó tẩy cho răng trắng.
Tủy răng là gì?
Tủy răng (hay còn gọi là gân máu) nằm bên trong thân răng của con người, có nhiệm vụ chính là duy trì sự sống cho răng. Do vậy, khi răng gặp phải những tổn thương như sâu răng hay các vấn đề nha chu, tủy răng sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần nếu không chữa trị sẽ gây ra hiện tượng chết tủy. Lúc này, răng sẽ trở nên giòn, dễ bể gây ra những khó khăn cho việc phục hồi sau này. Bởi thế, khi phục hình răng, cần hạn chế những tác động đến tủy răng, chỉ khi nào thật sự cần thiết mới phải lấy tủy.
Bọc răng sứ thẩm mỹ có phải lấy tủy hay không?
Khi răng bị sứt mẻ nhiều, thay vì trám răng, bạn nên bọc răng sứ thẩm mỹ để lấy lại cảm giác ăn nhai tốt cũng như duy trì tính thẩm mỹ cho nụ cười của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thắc mắc là bọc răng sứ có phải lấy tủy răng hay không. Theo đó, việc lấy tủy phụ thuộc vào từng tình trạng, nếu răng bị tổn thương nghiêm trọng vào đến tủy, thì bạn nên lấy tủy răng để đảm bảo sau khi bọc sứ không bị viêm tủy gây đau nhức, ê buốt dài ngày. Trong trường hợp tủy còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn cần bảo tồn tủy răng khi bọc sứ.
Phương pháp bọc răng sứ cần phải mài cùi răng, do vậy, quá trình mài răng phải thật sự chính xác, không xâm lấn nướu lợi hoặc ảnh hưởng đến tủy bên trong. Với trường hợp đã chết tủy, cần làm sạch tủy trước khi bọc sứ để tránh những biến chứng sau này.
Từ đó, việc có lấy tủy hay không như thắc mắc của bạn thì còn phải xem mức độ tổn thương của răng như thế nào, tủy có còn sự sống không. Bởi vậy, điều bạn cần làm lúc này là đến ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.
Lấy tủy răng có đau hay không?
Trong quá trình xử lý tủy răng đã bị tổn thương, bạn không phải lo lắng về vấn đề đau nhức vì sẽ được gây tê tại điểm lấy tủy. Bên cạnh đó, sau bọc răng sứ có hại không thông thường xuất hiện ê buốt nhưng hết ngay chỉ sau vài ngày đầu nên không quá đáng ngại.
Điều quan trọng khi bọc sứ và lấy tủy răng là người bác sĩ phải có trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm để không gây ra những ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng hàm. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Nguyên nhân khiến hai răng cửa thưa
Có hai tình huống đặt ra là thưa bẩm sinh và thưa dần theo thời gian.
Trường hợp hai răng cửa bỗng nhiên thưa dần ra với kẽ hở mỗi ngày một lớn thì khả năng phát sinh lớn dẫn tới tình trạng này là do bệnh lý nha chu. Chính bệnh lý nha chu gây ra tình trạng viêm ở nướu ở ổ răng,… khiến cho dây chằng nha chu bị bong bật, ổ răng lung lay dẫn tới răng bị thưa ra.
Trường hợp hai răng thưa bẩm sinh thì có thể là do những nguyên nhân khác. Có thể do bị nha chu từ nhỏ, cũng có thể do sự mất cân đối giữa kích thước xương và răng, do thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm bên trong làm tách hai răng cửa bị thưa ra. Nguyên nhân cũng có thể là do thắng môi bám thấp,…
Cách khắc phục tình trạng hai răng cửa thưa
Nếu răng thưa do bệnh lý thì chỉ có thể khắc phục được trước khi hỗ trợ điều trị bệnh lý. Sau đó mới tính đến các giải pháp khác đẻ thẩm mỹ lại nếu vẫn còn kẽ thưa.
Bọc răng sứ bằng công nghệ hiện đại là cách khắc phục răng cửa bị thưa hiệu quả
Nếu răng thưa bẩm sinh mà không cần khắc phục bệnh lý thì có những cách sau để chữa trị:
– Trám răng: Đây là cách dùng vật liệu trám nhân tạo (chủ yếu là composite) để tạo hình che đi khe răng thưa.
– Bọc răng sứ: Là phương pháp sử dụng thân răng sứ mới để chụp lên trên hai răng cửa thưa nhằm tạo hình lại kích cỡ sao cho sát khít lại với nhau.
– Niềng răng: Chỉ cần sử dụng khí cụ để đẩy 2 răng này sát lại với nhau và hơi lui vào trong với tỷ lệ nhỏ không ảnh hưởng đến vòm hàm.
Dựa trên kết quả thăm khám và yêu cầu của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra những chỉ định khắc phục hai răng thưa thật cụ thể và hiệu quả.
Tại Nha khoa, khi khắc phục răng thưa dù áp dụng cách nào thì bệnh nhân cũng sẽ đều được trực tiếp bác sỹ giỏi và chuyên sâu về lĩnh vực đó hỗ trợ điều trị. Kết hợp với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như trám răng Laser Tech, Bọc răng sứ CT 5 chiều và Niềng răng 3M UGSL hiện đại.
Bởi vậy, khi bị hai răng cửa thưa, dù nguyên nhân do đâu, khi hỗ trợ điều trị, kết quả sẽ luôn đạt được ở mức cao, đem đến sự hài lòng và tin tưởng cho bệnh nhân. Đó là thực tế mà bệnh nhân và khách hàng đã phản hồi lại sau khi được hỗ trợ điều trị xong.
Tìm hiểu thêm: http://nhorangkhon.net/cach-nho-rang-sua-cho-be-tai-nha/
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Răng đang nhức có nhổ được không?” của bạn, Nha Khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Răng đang nhức có nhổ được không?
Răng bị đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân như viêm nướu, mòn răng…nhưng phổ biến là do sâu răng gây nên. Việc nhổ răng không quá phức tạp nhưng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, đặc biệt là đối với răng hàm dưới, khi răng sâu quá nặng không thể hỗ trợ điều trị được bác sỹ mới chỉ định nhổ.
Do đó, bạn nên đi trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể răng đang nhức có nhổ được không. Răng chỉ được nhổ khi không thể bảo tồn được, đó là phương châm hỗ trợ điều trị của các bác sỹ nha khoa. Nhưng nếu tình trạng sâu mà sau hỗ trợ điều trị sâu răng vẫn có thể hàn trám thẩm mỹ được thì sẽ tiến hành theo phương án bảo tồn răng mà không nhổ.
Đối với những trường hợp răng không thể bảo tồn, nướu bị sưng thì nên có hỗ trợ điều trị nội khoa trước (kháng sinh, giảm đau và giảm sưng) từ 1 – 3 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp có thể nhổ liền nhưng phải tuân theo một số yêu cầu nghiêm ngặt của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ khám trên miệng xem có cần thiết phải chụp X-quang hay thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản trước nhổ răng. Hiện nay, với sự phát triển của nhiều loại thuốc tê rất hiệu quả, sau khi gây tê là sẽ không còn cảm giác đau tại vùng răng cần nhổ nữa.
Bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp không thể nhổ răng liền được có thể do bệnh lý toàn thân hay tại chỗ.
– Bệnh lý toàn thân: bao gồm bệnh lý về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số thuốc hỗ trợ điều trị. Trong những trường hợp này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ can thiệp khi bệnh lý bệnh nhân đã ổn định sau hỗ trợ điều trị nội khoa.
– Bệnh lý tại chỗ: bao gồm những răng trong vùng đang hỗ trợ điều trị xạ trị và bị nhiễm trùng cấp tính.
Xem thêm
>>http://nhorangkhon.net/khi-nao-can-phai-nho-rang-so-8/
>>http://nhorangkhon.net/nho-rang-cam-co-moc-lai-khong/
Như vậy, tùy vào tình trạng của răng mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể răng đang nhức có nhổ được không. Trong trường hợp buộc phải nhổ răng thì nên áp dụng kỹ thuật hiện đại tại nha khoa uy tín. Với sự hỗ trợ của hệ thống gây tê, làm mát, giảm đau tân tiến răng của bệnh nhân đễ được lấy ra nhẹ nhàng mà không hề cảm thấy đau đớn, cũng không phải lo đến vấn đề nhiễm trùng hay biến chứng.